Cách chăm sóc bệnh nhân viêm loét miệng trong quá trình hóa trị và xạ trị
Những người sử dụng thuốc hóa trị có thể bị viêm loét miệng do tác dụng phụ của thuốc. Các vết loét thường tự hết khi điều trị kết thúc. Thuốc hóa trị tiêu diệt các tế bào ung thư khi chúng phân chia, ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển và nhân lên. Tuy vậy, phương pháp điều trị này cũng giết chết các tế bào khỏe mạnh đang trong quá trình phân chia tế bào. Các tế bào thuộc niêm mạc họng miệng nằm trong số này.
Sự khó chịu do viêm loét miệng gây ra có thể từ mức độ nhẹ và dễ điều trị đến nặng. Loét miệng có thể gây đau khi ăn, uống và nuốt. Hiện trạng này có thể nặng đến mức gây ảnh hưởng đến việc điều trị và khả năng duy trì dinh dưỡng tốt. Thỉnh thoảng cần phải giảm hoặc tạm ngưng liều hóa trị hoặc xạ trị. Việc phát hiện sớm và xử trí tốt tình trạng loét miệng là vô cùng quan trọng nhằm ngăn ngừa chuyển biến xấu và giảm nguy cơ ngừng điều trị. nội dung sau đây Myx.vn sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc bệnh nhân bị viêm loét miệng do hóa trị
Mục lục
Đại cương về bệnh viêm loét miệng
Khi xảy ra viêm loét miệng, các lớp niêm mạc miệng bị tổn thương và những hoạt động bình thường như nói, ăn, nuốt cũng có thể gây đau đớn, thậm chí gây chảy máu, viêm. Viêm loét niêm mạc miệng thường gặp trong điều trị ung thư bằng xạ trị và hóa trị và thường xuất hiện trong tuần đầu điều trị ung thư:
- Dấu hiệu đầu tiên bao gồm: đỏ lưỡi và nướu, sưng nhẹ, cảm giác khó chịu khi ăn hay nuốt.
- Khi viêm loét miệng nặng hơn: gây đau nhiều hơn và gia tăng các triệu chứng viêm, đau, bỏng rát và khó chịu.
Các mức độ viêm loét miệng
Phân loại mức độ viêm loét miệng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) như sau:
- Mức 0: Không có triệu chứng viêm loét miệng.
- Mức 1: Đau miệng, không loét, bệnh nhân vẫn ăn uống bình thường.
- Mức 2: Miệng đau và loét, bệnh nhân vẫn có thể ăn được chế độ ăn thông thường.
- Mức 3: Bệnh nhân rất khó khăn và đau khi nuốt thức ăn cứng, phải ăn đồ ăn lỏng.
- Mức 4: Bệnh nhân không thể ăn, uống và nuốt, phải dùng dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần hoặc đặt ống thông dạ dày.
Chăm sóc lâm sàng cho bệnh nhân viêm loét miệng
Dựa trên các đánh giá, nhóm nghiên cứu của Hiệp hội đa quốc gia về chăm sóc hỗ trợ trong ung thư đã ban hành hướng dẫn thực hành lâm sàng cho việc Điều trị và Chăm sóc Viêm loét miệng. Được chia thành các phần sau: hỗ trợ dinh dưỡng; kiểm soát cơn đau, khử trùng răng miệng, giảm khô miệng; quản lý chảy máu miệng và can thiệp điều trị cho viêm niêm mạc miệng.
Kiểm soát đau
Triệu chứng chính của viêm loét miệng là đau. Cơn đau này ảnh hưởng đáng kể đến lượng dinh dưỡng, chăm sóc răng miệng và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, kiểm soát đau tại niêm mạc miệng rất quan trọng. Nhiều trung tâm sử dụng nước súc miệng, nước đá và các loại nước súc miệng có chứa chất gây mê như lidocaine 2%. Hoặc hỗn hợp lidocain và diphehydramin với khối lượng bằng nhau. Các phương pháp gây tê tại chỗ có thể hỗ trợ giảm đau ngắn hạn.
Một số tác nhân sinh học giảm đau bằng cách tạo thành lớp phủ bảo vệ trên niêm mạc loét như sucralfate. Các hướng dẫn của MASCC / ISOO đề nghị loại việc sử dụng sucralfate trong viêm loét miệng do thiếu hiệu quả. Ngoài việc sử dụng các thuốc bôi tại chỗ. Hầu hết bệnh nhân bị viêm niêm mạc nặng cần phải giảm đau toàn thân. Thường bao gồm cả giảm đau opioid.
Hỗ trợ dinh dưỡng
Viêm loét miệng nặng dẫn đến giảm lượng thức ăn dung nạp. Ngoài ra, thay đổi vị giác cũng có thể xảy ra với hóa trị và / hoặc xạ trị. Sử dụng chế độ ăn lỏng giúp dung nạp dễ dàng hơn so với chế độ ăn bình thường khi có viêm loét miệng.
Khử trùng răng miệng
Khử trùng răng miệng có thể dẫn đến kết quả tích cực đáng kể. Nó có thể giảm sự xâm nhập của vi khuẩn làm trầm trọng thêm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều này đặc biệt đúng ở những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch do hóa trị.
Khi có viêm loét miệng, đánh răng bằng bàn chải đánh răng mềm, dùng chỉ nha khoa. Và sử dụng nước súc (ví dụ: có thể sử dụng nước muối hoặc natri bicarbonate). Bệnh nhân và người chăm sóc nên được giáo dục về tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng hiệu quả. Những sản phẩm có cồn chlorhexidine khiến bệnh nhân khó chịu hơn. Do đó các công thức không có cồn được sử dụng tại một số trung tâm.
Giảm khô miệng
Khô miệng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do vậy cần tăng cường uống nước, sử dụng kẹo cao su không đường để kích thích phản xạ tăng tiết nước bọt.
Kiểm soát chảy máu
Ở những bệnh nhân bị giảm tiểu cầu do hóa trị liệu liều cao. Ví dụ như người ghép tế bào tạo máu, chảy máu có thể xảy ra do loét niêm mạc miệng. Chảy máu cục bộ thường có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng các thuốc cầm máu tại chỗ như keo fibrin hoặc gelatin. Bệnh nhân có số lượng tiểu cầu giảm xuống dưới 20.000 cần truyền tiểu cầu do nguy cơ xuất huyết.
Nguồn: Benhvienungbuounghean.vn