Tìm hiểu tổng quan về bệnh giảm tiêu cầu trong máu
Tiểu cầu là một loại tế bào hông nhân có mặt trong máu người, bản chất của chúng chỉ là một mảnh tế bào của mẫu tiểu cầu (megakaryocyte), một loại tế bào bạch cầu được sinh ra ở tủy xương. Chúng trú ngụ trong các mạch máu, có nồng độ cao trong lách và giúp sức nhiệm vụ cần thiết trong nhiều quá trình bao gồm đông cầm máu, tạo cụ máu đông, co cục máu đông, co mạch và sửa chửa, miễn dịch, viêm, xơ vữa động mạch. Giảm tiểu cầu là thuật ngữ y học để miêu tả số lượng tiểu cầu thấp được khái niệm là số lượng tiểu cầu dưới 150.000 tế bào/mL, không phân biệt tuổi tác.
Bệnh thiếu tiểu cầu là một trong những bệnh lý liên quan về máu khá phổ biến trong cộng đồng hiện nay. Sự thiếu hụt lượng tiểu cầu trong máu có những ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Vậy căn bệnh này có nghiêm trọng hay không? Lý do nào dẫn đến trạng thái bệnh? Những câu hỏi này có thể được Myx.vn trả lời ngay sau đây.
Mục lục
Những điều cần biết về tiểu cầu.
Trong cơ thể, máu là một tổ chức lỏng bao gồm nhiều thành phần và chức năng khác nhau, được chia làm hai thành phần chính là huyết tương và các tế bào máu trong đó tiểu cầu là một trong ba thành phần của tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Chúng là những tế bào rất nhỏ, khi mà mạch máu bị tổn thương sẽ hình thành nên các cục máu đông để bịt các vết thương ngăn không cho máu chảy ra ngoài. Ngoài ra tiểu cầu còn có chức năng làm trẻ hóa các tế bào nội mạc làm cho thành mạch mềm mại hơn.
Cũng giống như các tế bào máu khác, tiểu cầu được sinh ra và biệt hóa tại tủy xương rồi sẽ ra máu ngoại vi để thực hiện chức năng của mình. Đời sống của tiểu cầu tương đối ngắn, chỉ từ 7 đến 10 ngày sau đó bị lách phá hủy.
Khi giảm tiểu cầu sẽ có những biểu hiện gì?
– Chúng ta đã biết chức năng chính của tiểu cầu là thực hiện quá trình đông cầm máu, chính vì vậy mà khi số lượng tiểu cầu bị giảm nặng thì bệnh nhân sẽ có biểu hiện của tình trạng xuất huyết như:
+ Xuất huyết dưới da và niêm mạc: biểu hiện là các chấm, nốt bầm tím trên da, niêm mạc
+ Thường bị chảy máu mũi, chảy máu chân răng,
+ Xuất huyết tiêu hóa: Biểu hiện là đi ngoài ra máu, nôn ra máu…
+ Ở phụ nữ có thể kinh nguyệt kéo dài, lượng nhiểu, băng kinh…
+ Hay nặng nhất có thể là xuất huyết não…
– Khi có các biểu hiện như trên chúng ta nên đến các cơ sở y tế để khám. Và làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi để đánh giá số lượng tiểu cầu. Bình thường trong máu ngoại vi số lượng tiểu cầu từ 150 G/l đến 450 G/l. Khi số lượng này xuống dưới 100 G/l được xem là giảm tiểu cầu.
Vậy nguyên nhân của tình trạng giảm tiểu cầu là gì?
– Có các nhóm nguyên nhân chính gây giảm tiểu cầu là: Cơ thể không tạo đủ tiểu cầu hoặc cơ thể tăng tiêu thụ hay tăng phá hủy tiểu cầu
– Chúng ta sẽ tìm hiểu một số nguyên nhân gây giảm tiểu cầu thường gặp trong điều trị ung bướu
+ Các bệnh nhân suy tủy, rối loạn sinh tủy, ung thư máu. Hoặc u lymphô hay các loại ung thư di căn tủy xương làm ức chế các tế bào tủy xương bình thường.
+ Hóa trị: Một số thuốc hoá trị và các thuốc khác làm tổn thương tủy xương qua đó làm giảm sự sản xuất tiểu cầu. Thông thường, giảm tiểu cầu do hóa trị chỉ thoáng qua và sẽ tự phục hồi. Tuy vậy trong một số trường hợp rất hiếm, hóa trị có thể gây tổn thương vĩnh viễn các tế bào tủy xương có nhiệm vụ tạo tiểu cầu.
+ Xạ trị: Xạ trị đơn độc thường không gây giảm tiểu cầu. Tuy nhiên, giảm tiểu cầu có thể xảy ra trong những trường hợp như bệnh nhân hóa xạ trị đồng thời. Hoặc một lượng đáng kể phóng xạ tập trung vào tủy xương.
+ Ung thư gan, xơ gan: Thường do giảm Thrombopoietin (Chất kích thích sinh tiểu cầu được sản xuất chủ yếu tại gan).Và tăng phá hủy tiểu cầu tại lách.
+ Ung thư lách: Tiểu cầu được dự trữ ,phá hủy tại lách, ung thư lách có thể làm lách lớn ra, gây bắt giữ và phá hủy quá nhiều tiểu cầu.
+ Một số thuốc như: Heparin. Quinin, vancomicin… cũng có thể gây giảm tiểu cầu
+ Ngoài ra có thể gặp các nguyên nhân khác như giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát, thứ phát. Như sau nhiễm virut (Sốt xuất huyết, thủy đậu, zona…), rối loạn đông máu DIC,
Bệnh nhân chảy máu kéo dài. Hay các bệnh tự miễn khác như luput ban đỏ…
Có phải tất cả các trường hợp giảm tiểu cầu đều phải truyền tiểu cầu?
– Việc chỉ định truyền khối tiểu cầu phụ thuộc nhiều yếu tố mà bác sĩ sẽ căn cứ vào số lượng tiểu cầu và lâm sàng của bệnh nhân để quyết định như:
+ Có tình trạng chảy máu đang diễn biến hay không, mức độ chảy máu.
+ Loại bệnh đang mắc và mức độ đáp ứng với truyền tiểu cầu dự kiến
+ Có nguy cơ chảy máu tiếp hay không. Các dấu hiệu sinh tồn (Mạch, nhiệt độ, huyết áp…)
+ Yếu tố nguyên nhân của giảm tiểu cầu đã và đang được giải quyết hay chưa, đã hay đang ở giai đoạn hồi phục…
+ Lợi ích so với nguy cơ của việc truyền khối tiểu cầu.
– Chỉ định truyền khối tiểu cầu theo tình huống và mức tiểu cầu tương ứng như sau:
Lâm sàng | Chỉ định truyền khối tiểu cầu |
Giảm số lượng tiểu cầu | – Dự phòng nếu tiểu cầu < 10 G/l dù không có yếu tố nguy cơ- Dự phòng nếu tiểu cầu < 20 G/l và kèm theo yếu tố nguy cơ như sốt hay chảy máu mức độ nhẹ- Bệnh nhân mắc bệnh nặng, nguy cơ tử vong cao, dù không có dấu hiệu chảy máu vẫn phải truyền dự phòng nếu tiểu cầu < 20 G/l |
Có phẫu thuật, thủ thuật | – Duy trì mức tiểu cầu ≥ 50 G/l nếu thủ thuật nhẹ, ít xâm lấn- Duy trì tiểu cầu ≥ 100 G/l nếu thực hiện phẫu thuật nguy cơ chảy máu cao ( mắt, thần kinh…) |
Chảy máu | – Chỉ truyền tiểu cầu khi xác định rõ việc giảm số lượng tiểu cầu là yếu tố liên quan trực tiếp hoặc có thể làm nặng tình trạng chảy máu bất kể số lượng tiểu cầu |
Chảy máu khối lượng lớn | – Có thể truyền khối tiểu cầu sớm nếu tiểu cầu < 75 G/l, duy trì tiểu cầu tối thiểu 50 G/l- Duy trì tiểu cầu > 100 G/l nếu có chảy máu lớn, đa chấn thương hoặc chấn thương sọ não. |
Rối loạn chức năng tiểu cầu | Không chỉ định khi bệnh nhân không có triệu chứng chảy máu. Chỉ truyền tùy thuộc và tình trạng lâm sàng, mức độ chảy máu, mất máu, duy trì tiểu cầu > 100 G/l. Ngừng truyền khi hết nguy cơ và triệu chứng ổn định |
Truyền máu khối lượng lớn | Bổ sung tiểu cầu khi mức tiểu cầu < 50 G/l sau khi truyền 2 lần thể tích cơ thể. |
Tiểu cầu là một dòng tế bào rất quan trọng của cơ thể đảm nhận chức năng đông cầm máu. Có nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng giảm tiểu cầu. Nhất là ở các bệnh nhân ung bướu đang điều trị hóa xạ trị. Vì vậy việc phát hiện, theo dõi cũng như điều trị việc giảm số lượng tiểu cầu là hết sức cần thiết. Để tránh các biến chứng gây ảnh hưởng không tốt đến người bệnh.
Nguồn: Benhvienungbuounghean.vn