Đề xuất: Sáng chế nhựa làm từ vật liệu thân thiện môi trường
Nhựa plastic một chất liệu được sử dụng khá phổ biến hiện nay, vừa đẹp vừa tiện nghi. Nhưng mặt trái của nó là gây ra những tác động tiêu cực cho môi trường. Bởi nhựa plastic độ bền cao, khó phân hủy. Vì thế việc cần thiết lúc này là thay thế chất liệu nhựa plastic bằng những vật liệu thân thiện môi trường.
Có rất nhiều chương trình và dự án kêu gọi thay thế nhựa plastic bằng vật liệu thiên nhiên gần gũi với môi trường. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ bật mí cho bạn những vật liệu mà bạn có thể thay thế chất liệu nhưa giúp môi trường của chúng ta thêm xanh, sạch đẹp.
Mục lục
Nhựa làm từ gỗ cây
Chế tạo nhựa từ gỗ là câu chuyện nghe như không tưởng; nhưng mới đây đã được các nhà khoa học Phần Lan hiện thực hóa.
Vật liệu nhựa mới được đặt tên là Woodly; chế tạo từ hợp chất xenluloza thu hoạch từ gỗ. Một tiến trình chuyển hóa sẽ biến gỗ thành các hạt nhỏ giống ngọc trai. Các hạt này sau đó sẽ được biến đổi thành tấm màng nhựa; trong suốt để sử dụng trong đóng gói.
Woodly là loại nhựa mới và có thể ứng dụng trong nhiều sản phẩm. Vật liệu này được thiết kế để có thể tái chế; nhưng không phân hủy sinh học. Tuy nhiên, quá trình tái chế sẽ giúp hạn chế tới 70% khí thải CO2 so với cách thức đốt rác truyền thống.
Chế tạo nhựa sinh học từ vỏ tôm và rác thải
Mới đây, một nhóm học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định); đã chế tạo thành công nhựa sinh học làm từ vỏ tôm và rác thải nông nghiệp được thu gom từ các chợ tại địa phương.
Dự án này có tên “Bioplastic based agricultural waste solution to the plastic problem”; do các học sinh Đặng Tiến Thành – 12 Toán 2, Phạm Thị Phương Anh – 12 Sinh, Lê Thu Hương – 12 Anh 2 dưới sự hướng dẫn của cô Đào Thị Hồng Quyên; để tham gia Cuộc thi quốc tế SL/SL-STEM lần thứ I vừa được tổ chức. Trong cuộc thi, dự án đã giành giải Nhất đầy thuyết phục.
Theo đó, vỏ tôm và các loại rác thải nông nghiệp; được thu gom từ các chợ địa phương được tổng hợp thành nhựa sinh học có tính bền kéo cao; chống nước tốt và hoàn toàn phân hủy sinh học sau 10- 20 ngày.
Biến vỏ cua xanh châu Âu thành nhựa
Một nhóm các nhà khoa học ở Canada; đã phát triển một ý tưởng biến vỏ cua thành đồ nhựa.
Dự án được phát triển bởi Audrey Moores, một nhà hóa học tại Đại học McGill; hợp tác với Công viên quốc gia Kejimkujik ở Nova Scotia; nơi đã phải vật lộn với số lượng cua xanh châu Âu xâm lấn từ những năm 1980.
Cua xanh châu Âu xâm lấn đất liền đã trở thành một vấn đề lớn; tại Công viên quốc gia Kejimkujik, bờ biển ở Nova Scotia.
Nhóm nghiên cứu của Moores đã thu hoạch cua xanh từ công viên; và chế biến vỏ của chúng để chiết xuất một hóa chất gọi là chitin. Chitin có thể được sử dụng để tạo ra nhựa thân thiện với môi trường; tự phân hủy trong các bãi chôn lấp và đại dương mà không có bất kỳ tác động xấu nào tới môi trường.
Moores đã nghĩ ra một phương pháp mới và ít độc hại tới môi trường; để chế biến chitin liên quan đến việc nghiền vỏ cua và trộn chúng với một loại bột đặc biệt. Phương pháp này sử dụng ít nước hơn và ít hóa chất hơn; đảm bảo tạo ra rất ít chất thải hóa học.
Nhựa được sản xuất qua quá trình này rất cứng, giống như thủy tinh, và nhóm nghiên cứu đang sản xuất một chất mềm hơn có thể được đúc thành các vật phẩm như cốc, đĩa và dao kéo bằng nhựa.
Nhựa sinh học lúa mạch thân thiện môi trường
Nhựa sinh học lúa mạch (lúa mì) là loại nhựa được tạo nên từ sự kết hợp của nhựa PP và thân cây lúa mạch (lúa mì). Nhựa PP là loại nhựa có độ bền cơ học rất cao khác hẳn với nhựa dẻo PE.
Nhựa PP chính là chất liệu cơ bản của túi vải không dệt – loại túi vải thân thiện đang gây sốt trên thị trường quà tặng và thời trang hiện nay.
Đặc tính của nhựa PP là trong suốt, độ bóng bề mặt cao nên cho khả năng in ấn cao, nét in rõ, cực kì phù hợp để thể hiện logo công ty trên thân sản phẩm. PP không màu, không mùi, cũng không độc hại, chịu được nhiệt độ trên 100 độ C của lò vi sóng, do vậy hầu như tất cả các sản phẩm hộp đựng đồ ăn uống đều được chế tác bằng chất liệu này.
Việc kết hợp nhằm giảm thiểu thành phần dầu mỏ, tăng khả năng phân hủy sinh học của sản phẩm, hạn chế sự ô nhiễm từ rác thải nhựa không phân hủy. Nhựa sinh học lúa mạch là một giải pháp khả thi có thể cho phép tạo ra các loại vật liệu bao bì thân thiện với môi trường.
Nguồn: Kinhtemoitruong.vn