Thiết kế mới của điện thoại Android gây bất ngờ vì y hệt kiểu cũ
Mục lục
Đúng vậy, iPhone 12 giống chiếc iPhone đã ra mắt năm 12 một cách đáng ngạc nhiên.
Khi thay đổi thiết kế mới, Apple đã chọn những góc phẳng hơn, vuông vức hơn; thay thế cho phong cách bo tròn mọi góc cạnh của iPhone X (và XS, và 11 Pro). Phần viền bằng kim loại đi kèm hai đường cắt nhỏ ở cạnh bên; lại càng khiến bóng hình của iPhone 5 trở nên rõ ràng. Nhìn từ cạnh bên, nếu dùng các bản vẽ có kích cỡ giống nhau; bạn có lẽ sẽ chỉ phân biệt được giữa iPhone 5 và iPhone 12 qua cụm camera lồi phía sau; hay hình dáng các nút bấm âm lượng (iPhone 5 có nút tròn, 12 có nút dài).
Chắc chắn, nhiều người vẫn giữ nguyên tình cảm với thiết kế của iPhone 5; cũng là thiết kế cuối cùng của thời đại iPhone cỡ nhỏ. Nhưng ngay cả tình cảm ấy cũng không thể làm lu mờ đi sự thật rằng; Apple có vẻ đã cạn kiệt ý tưởng thiết kế. iPhone 12 mang đến thiết kế mới đầu tiên trong vòng 3 năm; bởi cả iPhone X, iPhone XS và iPhone 11 thực chất đều có chung một lớp vỏ. Nếu chu kỳ thiết kế được giữ nguyên như ở mức 3 năm; giống như iPhone X/XS/11 hay iPhone 6/6s/7 trước đây, thiết kế của iPhone 12; cũng sẽ kéo dài đến tận năm 2023 mới bị thay thế.
Hãy suy nghĩ về điều đó. Trong vòng 3 năm tới, iFan sẽ phải tận hưởng một chiếc điện thoại; có thể coi là bản cải tiến của một thiết kế cũ đã 8 năm tuổi đời. Và thiết kế 8 năm tuổi đời mà chúng ta đã nhắc đến ở đây cũng là thiết kế trước đó; đã bị tái sử dụng cho 3 chiếc điện thoại khác nhau: iPhone 5; iPhone 5s và iPhone SE (2016).
Nếu một kẻ được coi là đại diện cho “thiết kế” như Apple còn nghèo nàn ý tưởng đến vậy, liệu các hãng sản xuất Android có thể bứt phá để thiết lập chuẩn mực mới? Câu trả lời là có, nhưng thật đáng buồn, họ đang thiết kế chuẩn mực… cùng nhau.
Ví dụ, ở phía trên bạn sẽ thấy Huawei P40 và Samsung Galaxy S20. Nếu chúng ta có thể xóa tên của mỗi hãng đằng sau thân máy và đưa tấm hình này cho người dùng phổ thông phân biệt xem chiếc điện thoại nào là của hãng nào, họ có lẽ sẽ lắc đầu chịu trận. Cả 2 đều có thân vát cong nhẹ lên phía trên. Cả 2 đều có vỏ có màu ngả nhẹ. Và cả 2 đều có cụm camera màu đen rất to nằm ở phía bên trái.
Không hiểu vì lý do gì, nhắc đến smartphone Android 2020 là nhắc đến cụm camera màu đen bên trái: Galaxy Note20, Mi 10 Lite, Realme 7 Pro, Pixel 4A, Honor V30 Pro… Và nếu không sắp xếp camera lên một hình chữ nhật cỡ lớn thì các nhà sản xuất sẽ sắp xếp theo chiều dọc: Mi 10 Pro, Realme X50 Pro, OPPO Reno3 là ví dụ điển hình. Một lần nữa, hãy lấy 2 chiếc smartphone bất kỳ trong số này, che tên thương hiệu… Bạn sẽ chẳng thể nhận ra đâu là điện thoại của hãng nào.
Sự đổi thay khác lạ của Android
Bạn có thể nghĩ rằng người viết đang quá khắt khe khi đưa ra nhận định này. Nhưng để thấy sự thật, chúng ta đơn giản chỉ cần đi lùi về 1 năm trước. Galaxy S10 đặt dải camera theo chiều ngang. Thế hệ OPPO Reno đầu tiên đặt 3 camera giữa thân máy theo một “đường chỉ lưng” khá sáng tạo. Huawei Mate 30 có cụm camera đặt trong một cụm hình tròn. Bạn sẽ tuyệt đối không thể nào nhầm lẫn thiết kế của những chiếc smartphone này với nhau.
Chỉ vài tháng sau, bước chân vào năm 2020, smartphone Android bỗng dưng “mặc đồng phục”: vỏ ngả màu nhẹ, thân máy vát tròn ở hai bên, cụm camera màu đen phía bên trái có hình chữ nhật hoặc hình con nhộng… Vô tình, cụm camera “tổ ong” xấu xí của iPhone 11 lại là lý do giúp người dùng dễ dàng phiên bản smartphone Táo với smartphone Android. Và rồi, đến năm nay, Apple đem kết hợp cụm camera xấu xí ấy với một thiết kế vốn là copy, chỉnh sửa từ 2012.
Có lẽ giờ là lúc để chấp nhận sự thật đáng buồn: thời đại sáng tạo của (thiết kế) smartphone đã chấm dứt. Các nhà sản xuất nếu không học hỏi lẫn nhau thì cũng chỉ có thể học hỏi chính mình trong quá khứ. Nếu không tính đến những chiếc smartphone gập hay smartphone “có cánh” (LG Wing), có vẻ toàn bộ thị trường cũng không còn thứ gì mới để thu hút người dùng nữa cả. Từ nay trở về sau, chúng ta chỉ còn có thể trông chờ những phiên bản “xào nấu” lối mòn mà thôi!
Tính bảo mật và riêng tư của Android
Các ứng dụng Android chạy trong một “sandbox”, là một khu vực riêng rẽ với hệ thống; và không được tiếp cận đến phần còn lại của tài nguyên hệ thống,;trừ khi nó được người dùng trao quyền truy cập một cách công khai khi cài đặt. Trước khi cài đặt ứng dụng, Cửa hàng Play sẽ hiển thị tất cả các quyền; mà ứng dụng đòi hỏi: ví dụ như một trò chơi cần phải kích hoạt bộ rung; hoặc lưu dữ liệu vào thẻ nhớ SD, nhưng nó không nên cần quyền đọc tin nhắn SMS; hoặc tiếp cận danh bạ điện thoại. Sau khi xem xét các quyền này, người dùng có thể chọn đồng ý hoặc từ chối chúng; ứng dụng chỉ được cài đặt khi người dùng đồng ý.
Hệ thống hộp cát và hỏi quyền làm giảm bớt ảnh hưởng của lỗi bảo mật; hoặc lỗi chương trình có trong ứng dụng; nhưng sự bối rối của lập trình viên và tài liệu hướng dẫn còn hạn chế; đã dẫn tới những ứng dụng hay đòi hỏi những quyền không cần thiết; do đó làm giảm đi hiệu quả của hệ thống này. Một số công ty bảo mật, như Lookout Mobile Security, AVG Technologies, và McAfee đã phát hành những phần mềm diệt virus cho các thiết bị Android. Phần mềm này không có hiệu quả vì cơ chế hộp cát vẫn áp dụng vào các ứng dụng này; do vậy làm hạn chế khả năng quét sâu vào hệ thống để tìm nguy cơ.
Nguồn: Genk.vn