Chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho bệnh nhân bị bệnh viêm loét dạ dày

1,226
viem-loet-da-day-1

Viêm loét dạ dày là chứng bệnh khá phổ biến trong cộng động. Là trạng thái phần đầu cuối của dạ dày, đầu ruột non (khu vực tá tràng) xuất hiện vết viêm, loét do hiệu ứng ăn da của pepsin và axit bên trong dạ dày. Những vết loét có thể là vết ăn mòn hay những hố lõm như miệng núi lửa hoặc những vết lồi giống như polyp đại tràng. Đã có nhiều loại thuốc có công dụng kháng viêm cũng như các kiểu thuốc đặc trị những cơn đau. Song, bên cạnh đấy, một nhân tố chủ lực là chế độ dinh dưỡng khoa học và đúng cách điều kiện cần để giảm bớt trạng thái viêm loét ở niêm mạc dạ dày, cùng lúc đó giúp đỡ thuận lợi cho việc tiêu hóa thức ăn.

Theo người có chuyên môn dinh dưỡng, người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên bổ sung một vài thực phẩm có thuộc tính bao bọc niêm mạc dạ dày, thức ăn trung hòa axit dịch vị. Bên cạnh đấy, người bệnh cần tránh các kiểu thực phẩm có công dụng kích thích dạ dày tiết nhiều axit hơn. Để hiểu rõ hơn về chế độ ăn uống dành cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng, những thông tin dưới đây được Myx.vn tổng hợp chắc chắn sẽ hữu ích đối với bạn bạn.

Viêm loét dạ dày – tá tràng là gì?

viem-loet-da-day1

Viêm loét dạ dày, tá tràng là thuật ngữ để chỉ chung tình trạng bệnh lý có ổ loét ở dạ dày hoặc ở tá tràng hoặc cả hai. Triệu chứng của viêm loét dạ dày, tá tràng là những cơn đau vùng thượng vị. Cơn đau xuất hiện từ 2 – 3 giờ hoặc 4 – 5 giờ sau khi ăn và kéo dài trong 2 – 3 giờ. Cơn đau có từng đợt, mỗi đợt từ 15 tới 20 ngày hoặc dài hơn. Sau đó cơn đau dịu dần và biến mất trong thời gian khá dài (có thể 2 – 3 tháng hoặc – 6 tháng) và sau một thời gian lại tái diễn với mức độ nặng hơn.

Từ lâu, chế độ ăn để điều trị viêm loét dạ dày đã được các thầy thuốc đề xướng vì trên thực tế lâm sàng có nhiều thức ăn giúp giảm đau và một số loại thức ăn khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

Cơ chế sinh bệnh loét dạ dày, tá tràng chủ yếu là tăng toan, tức là tăng tiết acid dạ dày. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày.

Dưới đây là những lời khuyên dinh dưỡng của bác sĩ bệnh viện Bạch Mai về chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh Viêm loét dạ dày – tá tràng. Dựa vào đây, cả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có thể biết rằng người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì để có những điều chỉnh phù hợp.

Nguyên tắc dinh dưỡng

– Năng lượng: 30 – 35 Kcal/kg/ngày.

– Chất đạm: 12 – 20% tổng năng lượng.

– Chất béo: 15 – 20% tổng năng lượng.

– Chất bột đường: 60 – 70% tổng năng lượng.

– Đủ vitamin và muối khoáng.

– Chia làm nhiều bữa nhỏ 4 – 6 bữa/ngày, tránh ăn no quá, tránh để đói quá.

– Hạn chế các chất kích thích dạ dày, các thức ăn sinh hơi.

– Tránh căng thẳng thần kinh, sinh hoạt làm việc điều độ.

Lời khuyên dinh dưỡng

Lựa chọn thực phẩm

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?

thuc-pham-can-bo-sung

– Các loại thực phẩm giảm tiết acid dịch vị: gạo, mỳ, mật ong, đường, bánh kẹo ngọt, dầu ăn…

– Các loại thực phẩm trung hòa acid dịch vị: sữa, trứng.

– Các loại thực phẩm bọc hút niêm mạc dạ dày, ít mùi vị: bột sắn, khoai, bánh mỳ.

– Các loại thực phẩm mềm, ít xơ sợi: chọn các loại rau củ non như: rau đay, rau mồng tơi…

– Đồ uống: nước lọc, nước khoáng…

Người bị viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?

benh-viem-loet-da-day

– Các loại nước sốt, nước luộc thịt, dăm bông, lạp xưởng, xúc xích, bún.

– Các loại thực phẩm cứng dai, nhiều xơ sợi: thịt có gân, sụn, rau quá nhiều chất xơ.

– Các loại thực phẩm chua, lên men: dưa cà, hành muối, hoa quả chua, sữa chua.

– Các loại gia vị chua cay như dấm ớt, tỏi, hạt tiêu,…

– Các chất kích thích như rượu, bia, chè, cà phê đặc, nước có ga, thuốc lá

Một số lưu ý

– Cách chế biến phải mềm, nhừ, băm nhỏ, nghiền nhuyễn; hạn chế các món xào, rán, nướng, quay.

– Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá nóng hay quá lạnh. Tốt nhất nên ở nhiệt độ 40 – 50 độ C.

– Không ăn quá no, tránh để quá đói, ăn thành nhiều bữa/ngày.

– Sau ăn nên nghỉ ngơi ít nhất 30 phút, tránh lao động nặng.

Thực đơn mẫu trả lời cho câu hỏi viêm loét dạ dày nên ăn gì

Bệnh nhân cân nặng 55kg, bị viêm loét dạ dày – tá tràng.

Năng lượng: 1700Kcal/ngày

Thực phẩm cho một ngày

thuc-don-1

– Gạo tẻ: 240g (4 lưng bát con cơm)

– Bánh phở: 180g

– Thịt + cá: 170g

– Đậu phụ: 1 bìa (65g)

– Sữa: 130ml

– Rau xanh: 250 – 300g

– Quả chín: 200 – 250g

– Dầu ăn: 15ml (3 thìa/5ml/thìa)

– Lượng muối: 6g/ngày

Thực đơn mẫu

thuc-don-nguoi-benh

Thực phẩm thay thế tương đương

Nhóm đạm: 100g thịt lợn nạc tương đương với: 100g thịt bò, thịt gà; 1.2 lạng tôm, cá nạc, 2 quả trứng vịt; 3 quả trứng gà; 8 quả trứng chim cút; 200g đậu phụ.

Nhóm chất bột đường: 100g gạo tương đương với: 2 lưng bát cơm; 100g miến; 100g bột mỳ; 100g bánh quy; 100g phở khô; 100g bún; 170g bánh mỳ; 250g bánh phở; 300g bún tươi; 400g khoai củ các loại

Nhóm chất béo: 1 thìa dầu ăn (5ml) tương đương với: 8g lạc hạt, 8g vừng.

Muối: 1g muối ăn tương đương với 5ml nước mắm, 7ml magi.

Ngoài một chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, tránh căng thẳng, lo âu, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Nguồn: Thaythuocvietnam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *