Bất ngờ khi mới đây đã phát hiện 3 loài động vật mới ở Việt Nam

1,072

Các nhà khoa học đã phát hiện 115 loài lạ mới ở khu vực sông Mê Kông mở rộng, một trong những điểm nóng về đa dạng sinh học của châu Á, trong đó 65 loài được tìm thấy ở Việt Nam, 33 loài khác được phát hiện ở Thái Lan, Myanmar 5 loài, Lào 15 và Campuchia có 7 loài. Theo báo cáo Các loài lạ mới công bố ngày 19/12 của Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF), các nhà khoa học Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam đã tìm thấy 3 loài động vật có vú, 11 loài lưỡng cư, 2 loài cá, 11 loài bò sát và 88 loài thực vật. .

Và trong số này tại Việt Nam có tới 3 loài động vật mới vô cùng đặc biệt. Đây cũng là lần đầu tiên những loài động vật này được khám phá. Vậy các bạn có tò mà về những loài động vật này không. Trong chuyên mục khoa học vui này chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn!

động vật mới

Bất ngờ khi mới đây đã phát hiện 3 loài động vật mới ở Việt Nam

Tạp chí National Geographic đưa tin, các nhà khoa học của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) thông báo rằng hơn 145 loài mới đã được phát hiện ở khu vực sông Mekong trong, trong đó có 3 loài động vật mới Việt Nam.

Các nhà khoa học của WWF cho biết, việc phát hiện ra những loài này một lần nữa khẳng định rằng khu vực sông Mekong là một trong những “điểm nóng” về đa dạng sinh học của trái đất. Họ lo lắng rằng mặc dù một số loài mới được phát hiện ở đây, nhưng các loài đặc hữu khác đã biến mất, chẳng hạn như sự suy giảm số lượng hổ hoang dã hay tê giác Java.Tại Hội nghị thượng đỉnh về đa dạng sinh học của Liên hợp quốc ở thành phố Najoa (Nhật Bản) vừa qua, WWF đã kêu gọi các chính phủ thành lập quỹ tài chính chung để bảo vệ khu vực sông Mekong khỏi mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu trong tương lai.

Danh sách các loài động vật cần bảo tồn

Dơi có mũi tách đôi

Loài dơi có mũi tách đôi (Murina eleryi) sống tại một khu rừng ở miền Bắc Việt Nam

Dơi có mũi tách đôi

Chim mặt trần 

Chim mặt trần Pycnonotus hualon có cái đầu gần như trụi lông. Pycnonotus hualon chỉ được tìm thấy tại châu Á, trong các khu rừng quanh khu vực núi đá vôi gồ ghề thuộc Lào. Không giống như các loài mới được phát hiện khác, loài chim này được bảo vệ trong khu vực môi trường sống của nó bởi luật pháp Lào.

Loài cá da trơn mới 

Loài cá da trơn mới chưa được đặt tên thuộc chi cá da trơn Oreoglanis; một trong 26 loài cá mới tại khu vực sông Mekong; được tìm thấy trong các dòng suối chảy nhanh và có nhiều đá thuộc Thái Lan. Loài cá này có hàm răng lớn và nhọn; hình dạng cơ thể dẹp kết hợp với các vây có tác dụng như “giác hút”; giúp nó bám chặt vào nền đá những lúc dòng chảy mạnh khi mưa xuống; vì thế người dân Thái Lan còn gọi nó là “cá mút đá”.

Loài ếch có tiếng kêu như dế

Loài ếch có tiếng kêu như dế

Loài ếch có tiếng kêu như dế Leptolalax applebyi (hay còn gọi là cóc mày Leptolalax applebyi) thường ẩn mình trong những đống lá cây thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Các nhà khoa học còn phát hiện loài này tại các dòng suối đầu nguồn thuộc vùng rừng núi cao của miền Trung Việt Nam.

Loài rắn không có răng nanh

Loài rắn không có răng nanh Coluberoelaps nguyenvansangi được tìm thấy ở địa phận tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam; không chỉ là một loài mới đối với giới khoa học; mà nó còn đại diện cho một chi hoàn toàn mới. Các nhà khoa học cho rằng loài rắn này; ăn giun đất, rắn, thằn lằn nhỏ, động vật lưỡng cư và cá.

Chuối dại Musa chunii

Chuối dại Musa chunii, được phát hiện tại một khu bảo tồn thiên nhiên thuộc quận Đức Hoành, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Nguồn: Khoahoc.tv

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *