Những điều bạn cần biết về bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ và cách phòng bệnh
Trẻ em với hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên rất yếu và dễ mắc phải các bệnh liên quan đến vấn đề tiêu hóa, trong số đó bệnh kiết lỵ là bệnh mà trẻ em rất thường hay gặp phải. Đây là hiện trạng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ do một số loại vi khuẩn như shigella, campylobacter, salmonella hoặc enterohemorrhagic E.coli… gây nên. Trẻ bị kiết lỵ sẽ đi đại tiện liên tục với phân cực kỳ lỏng, có khi phân chỉ là nước có lẫn máu và dịch nhầy.
Bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ là nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh vì khi bị kiết lỵ, bé vừa khó chịu vừa mệt mỏi do phải đi ngoài nhiều lần trong ngày. Nếu không hề biết cách chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể trở năng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé. Bởi vậy bạn cần chú ý các triệu chứng bệnh để phát hiện đúng lúc, chữa trị cũng như phòng tránh, không để biến chứng thành những bệnh nguy hiểm khác. Bài viết sau đây Myx.vn chia sẻ tất tần tật kiến thức về bệnh kiết lỵ ở trẻ em mà các bố mẹ cần biết. Cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Thế nào là bệnh kiết lỵ?
Kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hay còn gọi là lỵ amibe gây ra. Ngoài ra, cũng có trường hợp trẻ bị kiết lỵ do vi khuẩn Shigella gọi là lỵ trực trùng. Đau bụng, đi ngoài nhiều, phân lỏng là những triệu chứng phổ biến của bệnh kiết lỵ.
- Bệnh lỵ trực trùng
Bệnh dễ nhận biết với các triệu chứng diễn ra một cách ồ ạt như chán ăn, sốt cao, đau bụng quanh rốn, đi ngoài phân lỏng chỉ toàn chất nhầy lẫn máu. Một ngày đi ngoài trên 10 lần, cơ thể bị mất nước và mệt mỏi.
- Bệnh lỵ amibe
Loại bệnh này khó nhận ra hơn, bởi bệnh không có biểu hiện rõ ràng mà chỉ diễn ra một cách âm ỉ. Khi bị bệnh, cơ thể chỉ sốt nhẹ, đau bụng, mót rặn, đi ngoài phân lỏng sau chuyển sang nhầy kèm máu.
Nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ
- Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh kiết lỵ ở trẻ em. Khi trẻ mọc răng sẽ làm răng lợi bị đau, làm trẻ chán ăn, ăn uống khó chịu, làm cho hệ tiêu hóa có sự thay đổi dẫn đến bị tiêu chảy.
- Thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến bệnh lỵ. Có một số thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi các enzym tiêu hóa trong dạ dày, làm chậm tiêu hóa.
- Ăn uống không hợp vệ sinh. Hoặc vệ sinh không kỹ, tay chân lấm bẩn cho thức ăn không hợp vệ sinh cho vào miệng. Hoặc có thể do trẻ tiếp xúc với những đồ không hợp vệ sinh trong nhà hay tiếp xúc nhiều với chó mèo,…
Triệu chứng của bệnh kiết lỵ
- Tiêu chảy dạng kiết lị không nôn ói nhiều mà đau bụng và mót rặn.
- Bệnh biến chuyển nhanh, sau 24 giờ đau bụng và đi ngoài thì phân có dịch nhầy và máu. Trẻ bị kiết lỵ sẽ hay bị đau bụng và đau hậu môn, đi ngoài rất nhiều lần. Thậm chí không muốn rời bô vì luôn cảm thấy mắc rặn.
- Nếu không điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nguy hiểm. Như thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amip,…
Tác hại của bệnh kiết lỵ
- Trẻ bị kiết lỵ luôn cảm thấy mót rặn, rặn nhiều dẫn đến sa hậu môn. Và đây là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
- Đối với trẻ nhỏ khi bị kiết lỵ, đi ngoài nhiều dẫn đến cơ thể mất nước, kiệt sức và mệt mỏi.
- Bé dễ bị viêm đa dây thần kinh vì bị mất quá nhiều chất bổ dưỡng do đi ngoài nhiều.
- Trẻ bị viêm khớp và để lại di chứng teo cơ rất nguy hiểm. Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của trẻ.
- Sau khi bị kiết lỵ bé dễ mắc hội chứng viêm niệu đạo kết mạc mắt.
- Nếu để bệnh trở nên nặng hơn có thể gây thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm ruột thừa do amip.
Cần làm gì khi trẻ bị kiết lỵ?
- Ngay khi thấy trẻ đi ngoài nhiều, phân có chất nhầy kèm theo máu. Mẹ nên đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức. Điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng xảy ra do cơ thể mất nước.
- Không nên tự ý dùng thuốc hoặc chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian.
- Khi trẻ bị đi ngoài nhiều mẹ nên cho bé ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu hóa, ăn mỗi lần một ít và chia làm nhiều lần ăn. Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều bã do nhiều chất xơ sẽ gây kích thích đường ruột làm bé đi ngoài nặng hơn.
- Chỉ cho bé dùng thuốc kê đơn của bác sĩ, bù nước cho bé để tránh bị mất nước.
Phòng bệnh kiết lỵ cho trẻ
Nhằm giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh ở trẻ, mẹ cần đảm bảo thực hiện những biện pháp sau:
- Cho bé ăn chín uống sôi. Đảm bảo vệ sinh khi chế biến và bảo quản thức ăn cho trẻ.
- Do sức đề kháng của bé còn yếu nên mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Để giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.
- Tập cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi sinh hoạt, ăn uống vui chơi cho bé.
Những thực phẩm nên sử dụng khi bị kiết lỵ
- Nên chọn những món ăn nhạt, loãng, không có xơ và dầu mỡ để dễ tiêu hóa. Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no vào một bữa.
- Nên ăn thực phẩm như: Gạo tẻ, gạo nếp, mì, đại mạch, đậu cove, đậu non, củ mài, hạt sen, đậu xanh,… Đây là những thực phẩm này ngoài việc dễ tiêu. Còn có tác dụng hạn chế đi lỏng.
- Bổ sung rau quả tươi trong chế độ ăn: Nên luộc, hoặc ép thành nước cho dễ sử dụng. Các loại hoa quả như chuối, táo giàu kali, chứa pectin – chất xơ hòa tan trong nước giúp giảm tiêu chảy khi bị kiết lỵ.
- Bổ sung lợi khuẩn probiotic giúp cải thiện sức khỏe ruột kết. Đặc biệt tốt cho bệnh nhân bị kiết lỵ.
- Nên bổ sung các thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn lỵ tốt vào chế độ ăn khi bị kiết lỵ: Tỏi, lá chè, ngó sen, ổi,…
- Trường hợp đi ngoài nhiều, bị mất nước nên bổ sung nước oresol. Để tránh mất nước, kiệt sức và giúp phục hồi sức khỏe tốt hơn.
Thực phẩm cần tránh khi bị kiết lỵ
- Các sản phẩm sữa như pho mát, kem, bơ và kem. Đây là những thực phẩm gây kích ứng ruột, làm bệnh kiết lỵ trở nên trầm trọng hơn. Có thể thay thế các sản phẩm sữa từ sữa bò bằng các sản phẩm từ sữa đậu nành, sữa hạnh nhân.
- Thức ăn cay, chứa nhiều dầu mỡ, sẽ làm tình trạng kiết lỵ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Các loại trái cây có nhiều chất xơ như: Bưởi, cam, quýt.
- Đồ uống có cồn, có ga, có chứa cafein như: Rượu, bia, cà phê, soda, nước ngọt,…
- Thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng như: Ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, hành tây, đậu bắp, đậu Hà Lan, bông cải xanh, súp lơ.
Nguồn: Sotaythaythuoc.com