Android đứng trước nguy cơ lung lay vì lí do bảo mật không như ý
Cụ thể, báo cáo từ công ty an ninh mạng Kaspersky cho biết họ nhận được ngày càng nhiều phàn nàn từ người dùng thiết bị Android về các quảng cáo xâm nhập trên điện thoại thông minh của họ từ các nguồn không xác định. Báo cáo của Kaspersky cho rằng vấn đề nằm ở chỗ một số nhà cung cấp thiết bị di động đã muốn tối đa hóa lợi nhuận thông qua tất cả các loại công cụ quảng cáo, ngay cả khi những công cụ đó gây bất tiện cho chủ sở hữu thiết bị.
Có hai lý do giải thích được các nhà nghiên cứu bảo mật đưa ra.
Và trong một số trường hợp, các phần mềm quảng cáo này đã tự đặt chúng; vào trong phân vùng hệ thống, khiến việc cố gắng loại bỏ nó; có thể dẫn đến các lỗi phần cứng. Ngoài ra, quảng cáo có thể được nhúng trong các ứng dụng và thư viện hệ thống; tới mức không thể xóa được ở cấp lập trình. Một, phần mềm độc hại có quyền truy cập root trên thiết bị; và cài đặt phần mềm quảng cáo trong phân vùng hệ thống. Hai, mã để hiển thị quảng cáo (hoặc trình tải của nó) đã được đưa vào firmware của thiết bị; ngay cả trước khi nó tới tay người tiêu dùng.
Báo cáo cũng chỉ mặt điểm tên hai phần mềm độc hại điển hình là Lezok và Triada Trojans; là loại phổ biến nhất được cài đặt trong phân vùng hệ thống; của điện thoại thông minh. Một số loại khác được tìm thấy trong trình điều khiển giao diện đồ họa của thiết bị; hoặc trong tiện ích Cài đặt.
Tình trạng lạm dụng dịch vụ trả tiền
Và nếu các hệ thống quảng cáo sẵn sàng trả tiền cho lượt xem, số lần nhấp; và cài đặt bất kể nguồn gốc của chúng là gì, thì việc nhúng các mô-đun quảng cáo; vào các thiết bị để tăng lợi nhuận từ mỗi thiết bị được bán sẽ vẫn được tiếp tục. Và thật không may, nếu người dùng mua một thiết bị có phần mềm quảng cáo; được cài đặt sẵn như vậy, thường họ sẽ không thể gỡ bỏ thiết bị; mà không có nguy cơ làm hỏng hệ thống. Đầu năm nay, gần 600 ứng dụng đã bị Google cấm trên Play Store; vì vi phạm chính sách quảng cáo của công ty. Tuy nhiên, các ứng dụng này đã được cài đặt hơn 4,5 tỷ lượt; trước khi Google hành động.
Một nghiên cứu của công ty bảo mật Trend Micro đã liệt kê tình trạng lạm dụng dịch vụ trả tiền; là hình thức phần mềm ác ý phổ biến nhất trên Android; trong đó tin nhắn SMS sẽ bị gửi đi từ điện thoại bị nhiễm đến một số điện thoại trả tiền; mà người dùng không hề hay biết. Loại phần mềm ác ý khác hiển thị những quảng cáo không mong muốn; và gây khó chịu trên thiết bị.
Đe dọa bảo mật trên Android được cho là tăng rất nhanh theo cấp số mũ; tuy nhiên, các kỹ sư Google phản bác rằng hiểm họa từ phần mềm ác ý và virus đã bị thổi phồng bởi các công ty bảo mật nhằm mục đích thương mại, và buộc tội ngành công nghiệp bảo mật đang lợi dụng sự sợ hãi để bán phần mềm diệt virus cho người dùng. Google vẫn giữ quan điểm rằng phần mềm ác ý thật sự nguy hiểm là cực kỳ hiếm, và một cuộc điều tra do F-Secure thực hiện cho thấy chỉ có 0,5% số phần mềm ác ý Android là len vào được cửa hàng Google Play.
Nguồn: Genk.vn