Tấn công chuỗi cung ứng – “Xu hướng” tấn công của tin tặc
Có thể ai cũng biết, công nghệ ngày càng phát triển. Xu hướng chuyển sang các hỗ trợ công nghệ ngày càng nhiều. Lợi ích của những phần mềm, ứng dụng trong công nghệ thì không còn bàn cãi gì nữa. Nhanh nhạy, tiện lợi, hạn chế những sai sót do con người gây ra. Đặc biệt lợi ích này được thể hiện rất rõ trong năm 2020 khi đại dịch Covid khiến con người “xa nhau” hơn. Nhờ vào sự phát triển công nghệ mà đã giúp các chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn có thể diễn ra.
Lợi có nhiều nhưng cũng có không ít những mối lo ngại do tin tặc gây ra. Tấn công chuỗi cung ứng là “xu hướng” gần đây nhất. Làm nhiều loạn thông tin, sai lệch thông tin,.. hậu quả để lại là không thể nào tưởng tượng được. Vậy các daonh nghiệp cần làm gì để chống lại sự huỷ hoại này của tin tặc. Đây thực sự là bài toán vô cùng khó đối với các công ty, doanh nghiệp. Chi tiết về xu hướng tấn công mạng này sẽ được tổng hợp ngay trong bài viết dưới đây!
Tấn công chuỗi cung ứng – Xu hướng tấn công mạng mới
Theo thông tin từ Tập đoàn Bkav, năm 2020 vừa qua, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam đã đạt kỷ lục mới, vượt mốc 1 tỷ USD (gần 24 nghìn tỷ đồng). Thay vì nhắm vào từng nạn nhân riêng lẻ, tin tặc tấn công vào các nhà sản xuất phần mềm. Mã độc được cài ngay từ khi phần mềm này xuất xưởng. Khi phần mềm này được tải về, mã độc sẽ được kích hoạt, tấn công vào hệ thống bảo vệ.
Bên cạnh đó, hàng trăm tỷ đồng cũng bị hacker chiếm đoạt qua tấn công an ninh mạng liên quan đến ngân hàng, trong đó chủ yếu là lấy cắp tin nhắn OTP của khách hàng. Trong năm qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp phải sử dụng các phần mềm làm việc trực tuyến khiến nguy cơ bị tấn công mạng tăng cao.
Theo ông Vũ Ngọc Sơn – Phó Chủ tịch phụ trách mảng chống mã độc của Bkav, các hình thức tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền, tấn công có chủ đích, cài phần mềm theo dõi người dùng sẽ là mục tiêu trong năm 2021. Do đó, người dùng cần nâng cao cảnh giác, không bấm vào đường link lạ và cài đặt phần mềm bảo vệ dữ liệu cho điện thoại và máy tính.
Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu đã bị tấn công mạng
Vụ việc xảy ra chỉ vài tuần trước khi cơ quan này đưa ra quyết định quan trọng về việc có thông qua hai loại vaccine ngừa COVID-19 của Moderna và Pfizer/BioNTech hay không. Vụ tấn công mạng diễn ra trong thời điểm Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) cảnh báo các nước về mối đe dọa từ các nhóm tội phạm có tổ chức trong chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 sắp tới; bao gồm các nguy cơ về vaccine giả và ăn trộm vaccine.
Theo Interpol, trong bối cảnh các Chính phủ đang chuẩn bị triển khai tiêm vaccine; các tổ chức tội phạm đã lên kế hoạch thâm nhập hoặc làm gián đoạn nguồn cung. Các mạng lưới tội phạm sẽ nhằm vào những người cả tin thông qua các trang web giả mạo; phương thuốc giả, gây mối nguy hại lớn cho sức khỏe và tính mạng của người dân.
Nguồn: Vtv.vn