Lợi nhuận ‘khủng’, lắm rủi ro đối với người kinh doanh dịch vụ cho thuê xe tự lái

1,165
Lợi nhuận 'khủng', lắm rủi ro đối với người kinh doanh dịch vụ cho thuê xe tự lái

Hiện nay, lực lượng cảnh sát giao thông tăng cường xử phạt qua hệ thống camera vì vậy, người người cho thuê xe ôtô  tự lái hằng ngày phải lên mạng để tìm hiểu phương tiện của mình có vi phạm luật giao thông hay không.

Nhìn từ bên ngoài, ai cũng nghĩ cho thuê xe tự lái là một hình thức kinh doanh siêu lợi nhuận; nhưng chỉ người trong cuộc mới biết những rủi ro của dịch vụ này. Dịch vụ cho thuê xe ô tô tự lái đã phát triển rầm rộ tại các thành phố lớn trong hơn một thập kỷ qua; có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Việc liên hệ và thuê xe ô tô tự lái rất đơn giản. Nếu khách hàng cung cấp giấy tờ tùy thân; xe máy và phương tiện đi lại hoặc đặt cọc khoảng 15-20 triệu đồng là có thể thuê ô tô tự lái.

Nếu như cách đây vài năm, các dòng xe được cho thuê phổ biến là Kia Morning; Hyundai Getz, Chevrolet Aveo, Toyota Vios, Innova và các dòng xe bình dân khác thì hiện nay; những chiếc xe tự lái đã được đầu tư; nâng cấp lên rất nhiều, trong đó không hiếm những chiếc xe tiền tỷ, xe hạng sang. Anh Nguyễn Văn Trung, chủ một cơ sở cho thuê xe ô tô tự lái tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) đang có khoảng gần 30 đầu xe cho thuê; trong đó nhiều nhất là các mẫu Mazda CX-5; Hyundai SantaFe, KIA Cerato, Mazda 3, Mitsubishi Xpander, Toyota Innova,… Hầu hết đều là xe mới sử dụng chưa quá 5 năm.

Cháy xe thuê dịp Tết

Lợi nhuận 'khủng', lắm rủi ro đối với người kinh doanh dịch vụ cho thuê xe tự lái

“Hiện nay, người dân có xu hướng thuê xe đẹp, đời mới để đi công việc và phục vụ gia đình. Vì thế, không thể dùng mãi những mẫu xe cũ được mà phải liên tục đầu tư; thay mới”, anh Trung chia sẻ. Ngoài ra, theo anh Trung, do đặc thù xe sử dụng tương đối nhiều; thế nên những chiếc xe mới sẽ có sự ổn định khi vận hành; ít hỏng vặt hơn. Đồng thời, xe đời mới sẽ tiếp cận được những gói bảo hiểm thân vỏ tối ưu.

Theo tìm hiểu giá thuê xe tự lái tại Hà Nội hiện nay dao động từ 600-800 nghìn đồng/ngày đối với xe 5 chỗ ngồi bình dân như KIA Morning; Hyundai Grand i10, Toyota Vios, Chevrolet Cruze,… và từ 700-900 nghìn/ngày đối với xe 7 chỗ như Toyota Innova; Mitsubishi Xpander, Suzuki Ertiga. Những mẫu xe thuộc dạng cao cấp hơn một chút như Hyundai SantaFe; Mazda CX-5, Toyota Fortuner,… có giá thuê trên dưới 1 triệu/ngày.

Vào dịp cận Tết Nguyên đán, giá thuê xe có thể tăng thêm 30-50% so với ngày thường; đồng thời bắt buộc phải thuê đủ 7 ngày trở lên. Thế nhưng theo ghi nhận ngay từ thời điểm này; thị trường ô tô tự lái đã “cháy xe”. Nhiều người phải chấp nhận giá cao hoặc thuê những dòng xe nhỏ; đời sâu để có xe đi Tết. Nhìn từ bên ngoài có thể thấy; cho thuê ô tô tự lái đang là dịch vụ kiếm bộn tiền; nhất là trong dịp lễ Tết. Trong 1 tháng cao điểm Tết; mỗi chiếc ô tô có thể giúp chủ xe “bỏ túi” trên dưới 20 triệu đồng.

Lo phạt nguội, sợ mất xe

Lợi nhuận 'khủng', lắm rủi ro đối với người kinh doanh dịch vụ cho thuê xe tự lái

Anh Dương Trung Kiên – Giám đốc công ty K.P. có trụ sở tại quận Hà Đông (Hà Nội) cho hay; cho thuê xe tự lái có được lợi nhuận tốt nhưng cũng tốn nhiều chi phí đầu tư và duy trì để “nuôi” xe. Ngoài ra, còn phải đối mặt với vô vàn những rủi ro như: Bị lừa đảo; mất xe, xe bị tai nạn, va quệt và gần đây là “dính” phạt nguội.

Từ khi lực lượng CSGT đẩy mạnh xử phạt thông qua hệ thống camera; anh Kiên ngày nào cũng phải lên mạng để tra cứu xem xe của mình có vi phạm giao thông hay không. “Có nhiều khách thuê xe của tôi bị dính phạt nguội nhưng vài ngày sau mới có kết quả trên mạng. Lúc đó khách đã trả tiền; mình thì trả giấy tờ đặt cọc. Chỉ có thể đòi qua… điện thoại. Có khách thì sẵn sàng đến thanh toán; nhưng cũng có người “chày bửa’, thậm chí chặn số luôn”, anh Kiên chia sẻ.

Nhiều trường hợp người thuê xe đã sử dụng phương tiện vào mục đích phạm tội. Không ít đối tượng đến thuê và “biến mất” cả người lẫn xe. Điều này khiến chủ xe ít nhiều bị liên đới; lâm vào cảnh “tiền mất, tật mang”. Đơn cử như vào ngày 15/1 vừa qua; anh Trần Thế Khải, trú tại TP. Vinh (Nghệ An) cho 2 khách thuê chiếc ô tô Ford Ranger Wildtrak đời 2016 của mình trong 3 ngày với giá 1 triệu/ngày; nhưng ngay sau đó, chiếc xe đã bị “bốc hơi”.

Rủi ro đối với người cho thuê xe

Lợi nhuận 'khủng', lắm rủi ro đối với người kinh doanh dịch vụ cho thuê xe tự lái

Anh Khải cho biết, lúc cho thuê xe đã làm hợp đồng rất kỹ; đồng thời anh còn giữ 1 chứng minh nhân dân mang tên Nguyễn Phước Ry – SN 1988 và 15 triệu tiền đặt cọc. Tuy vậy, sau khi cho thuê không lâu, thiết bị GPS trên chiếc xe này đã bị tháo; anh gọi điện thì không liên lạc được. Phát hiện có dấu hiệu lừa đảo; anh Khải đã báo công an địa phương nhưng đến nay vẫn chưa thấy “tăm hơi” chiếc xe và người thuê nó đâu.

Được biết, người thuê xe đã dùng giấy tờ giả để qua mắt anh Khải. Đây cũng là đối tượng đã từng dùng giấy tờ giả; thực hiện nhiều vụ lừa đảo, chiếm đoạt phương tiện ô tô trong thời gian qua trên địa bàn cả nước. Có thể thấy, kinh doanh xe tự lái tuy có lợi nhuận “khủng” nhưng cũng tiềm ẩn lắm rủi ro. Theo những người trong nghề thì dịch vụ này tại các thành phố lớn như Hà Nội lại đang có xu hướng dần bị thu hẹp lại. Lượng xe tự lái hiện nay ước chừng đã giảm khoảng 10-20% so với cách đây 3 năm.

Để giảm thiểu tối đa rủi ro; nhiều cơ sở đang có chính sách siết chặt hơn đối với khách thuê; chỉ cho khách quen hoặc có người quen bảo lãnh; có đầy đủ giấy tờ và cam kết trách nhiệm khi không may xảy ra va chạm, phạt nguội,…Mặt khác, nhiều nơi đang chuyển dịch dần sang dịch vụ cho thuê xe có lái như một giải pháp giúp chủ động hơn về phương tiện và người lái, giảm thiểu rủi ro.

Hạn chế cho đối tượng lạ thuê xe

Theo giới cho thuê xe có kinh nghiệm lâu năm thì chỉ nên cho thuê xe tự lái đối với khách hàng thân thiết và doanh nghiệp biết rõ về cá nhân đó. Hạn chế việc cho thuê đối với những người lạ; mới quen bởi rủi ro đối với người cho thuê xe là rất cao. Thủ tục cho thuê xe tự lái khá đơn giản. Người thuê xe tự lái chỉ cần có hộ khẩu; chứng minh nhân dân; bằng lái xe bản chính, một chiếc xe gắn máy chính chủ trị giá trên 15 triệu đồng (có giấy đăng ký xe) hoặc nếu không có xe máy thì đặt cọc 15 triệu đồng.

Nhiều đối tượng lợi dụng việc cho thuê dễ dàng của doanh nghiệp để lừa đảo; mang xe đi cầm cố hoặc thậm chí là đem bán. Các đối tượng này thường nắm rất rõ về luật pháp và vô cùng tinh vi nên các cơ quan chức năng thường rất khó xử lý. Các chủ hộ kinh doanh cho thuê cần tăng cường công tác phòng ngừa; siết chặt các thủ tục cho thuê; đồng thời lắp đặt các thiết bị định vị trên xe ô-tô; nắm rõ lộ trình của người thuê xe để dễ quản lý phương tiện tài sản./.

Nguồn: Vietnamnet.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *