Công ty SpaceX thử nghiệm thành công hệ thống Internet vệ tinh

1,344
Internet

Internet vệ tinh đã tồn tại hơn hai thập kỷ, nhưng đến gần đây mới bắt đầu thể hiện tiềm năng. Công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk gần đây đã thử nghiệm thành công hệ thống Starlink; chòm sao vệ tinh được xây dựng để cung cấp Internet vệ tinh. SpaceX không phải là đơn vị duy nhất thực hiện các dự án liên quan đến Internet vệ tinh. Các tập đoàn công nghệ của Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh phát triển lĩnh vực này; thậm chí họ còn coi Internet vệ tinh là một loại cơ sở hạ tầng mới; nhằm mục đích kêu gọi sự hỗ trợ từ chính phủ.

Trước đây, Internet vệ tinh có giá khá cao và đường truyền tương đối chậm. Tuy nhiên, với những nỗ lực của SpaceX, nhiều khả năng khách hàng sẽ được sử dụng dịch vụ này với mức giá rẻ hơn đáng kể. Khái niệm về Internet vệ tinh không phải là mới; bắt đầu được nghiên cứu vào những năm 1990. Những địa điểm tiềm năng cho việc sử dụng dịch vụ này là các vùng xa xôi và hẻo lánh trên Trái Đất; vì địa thế rất khó để có thể nối các đường truyền hay cáp quang đến đó.

Vệ tinh LEO- sự khác biệt làm nên thành công

Internet

Sự khác biệt lớn nhất giữa hệ thống Starlink của SpaceX với các hệ thống cũ; là vệ tinh quỹ đạo tầm thấp, hay viết tắt là vệ tinh LEO. Trong khi vệ tinh Internet trước kia hoạt động ở quỹ đạo 35.000 km tới Trái Đất; thì các vệ tinh LEO có thể hoạt động ở độ cao trong khoảng 300 – 1.900 km; so với bề mặt Trái Đất. Độ cao hoạt động thấp hơn; đồng nghĩa độ trễ cũng sẽ giảm đi rất nhiều.

Đó là lý do tại sao dịch vụ Internet vệ tinh LEO được đề xuất vào đầu năm 1990; khi Teledesic được thành lập. Đây là công ty có trụ sở tại Mỹ, được tỷ phú Bill Gates; và tỷ phú ngành viễn thông Craig McCaw đầu tư. Tuy nhiên, công ty này đã gặp nhiều khó khăn vào những năm đầu thế kỷ 21; khi mới chỉ phóng 1 vệ tinh thử nghiệm và đóng cửa năm 2002.

Theo báo cáo từ Deloitte, chi phí để lắp đặt một trạm phóng vệ tinh hiện nay là tương đối hợp lý so với thực trạng của nền kinh tế toàn cầu.Vào đầu những năm 2000, Motorola đã cho ra mắt thương hiệu điện thoại Iridium có tính năng bắt sóng và gọi qua vệ tinh với giá khoảng 3.000 USD. Tuy nhiên, mẫu điện thoại này thất bài và Iridium buộc phải đóng cửa vào năm 1999. Mặc dù thất bại, Iridium này đã chỉ ra cho các nhà nghiên cứu cũng như các công ty chuyên về dịch vụ Internet vệ tinh nhiều điều thú vị trong việc phát triển loại hình viễn thông này.

Ngày nay, nhu cầu về dịch vụ Internet tốc độ cao đã tăng lên.

Internet

“Chi phí đưa vệ tinh lên vũ trụ, tính theo 1 Gbps hiện nay thấp hơn 100 lần so với 15-20 năm trước”, Blaine Curcio, nhà sáng lập quỹ Orbital Gateway Consulting cho biết. Có hàng triệu người xem video và chơi các trò chơi trực tuyến mỗi ngày. Bên cạnh đó, có hàng tá các dịch vụ đã chuyển hình thức sang làm việc trực tuyến. Vì vậy, người dùng luôn đòi hỏi một đường truyền Internet ổn định. Do đó, việc Internet vệ tinh có giá cả hợp lý sẽ giúp tăng tính cạnh tranh với các dịch vụ Internet mặt đất.

Ông Curcio cho biết một vài công ty lớn như Amazon hoàn toàn có thể tiếp cận lĩnh vực tiềm năng này. Ngoài ra, sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đi lên của Internet vệ tinh.

“Đầu những năm 2000, thế giới vẫn còn rất lạc quan với những góc nhìn ngây thơ. Giờ đây, tôi nghĩ một mạng lưới trị giá 10 tỷ USD phát Internet trên bầu trời sẽ rất giá trị đứng dưới góc nhìn của Mỹ hoặc Trung Quốc, trước những căng thẳng hiện nay”, ông Curcio giải thích.

Nguồn: Vietnamnet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *