Bài học về câu chuyện đổi mới tư duy việc mở rộng Internet hội nhập

2,843
Internet

Tiền đề cho việc mở Internet đã được khởi động sớm, nhưng để có được thành tựu như ngày hôm nay là cả chặng đường dài ‘vật lộn’ về tư duy đổi mới. Bài học từ quá trình này là kinh nghiệm quý cho Việt Nam trong chuyển đổi số. Nếu như các dịch vụ viễn thông, di động của Việt Nam mở ra chậm hơn thế giới từ 15-30 năm, Internet vào Việt Nam chậm hơn so với  khởi đầu của thế giới chỉ chừng vài năm.

Tiền đề cho việc mở Internet đã được khởi động sớm, nhưng để có được thành tựu như ngày hôm nay là cả chặng đường dài ‘vật lộn’ về tư duy đổi mới. Những bài học về quá trình mở cửa này là kinh nghiệm quý báu trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ, thử nghiệm thương mại 5G và tiến tới làm chủ công nghệ.

Khởi động từ năm 1991 và email đặc biệt năm 1994

“Chúng tôi làm công việc đầu tiên để xây dựng hạ tầng Internet như xây dựng account tại mạng của trường đại học này và thử nghiệm các công nghệ cơ bản. Việc thử nghiệm chủ yếu để nghiên cứu nền tảng công nghệ, tạo account email và chuyển tệp cho nhau. Sau đó hết kinh phí nên dừng lại”, ông Trần Bá Thái cho hay.

Internet

Đến tháng 4/1994, ông Thái được GS Đặng Hữu, Bộ trưởng Bộ KHCN giao cho thiết lập email để phục vụ cho chuyến viếng thăm của Thủ tướng Úc. Ở thời điểm đó, Internet vẫn là chuyện “tranh tối, tránh sáng” nên để có tiên miền Việt Nam (.VN), ông Trần Văn Đắc Vụ trưởng Vụ Khoa học đã phải ký công văn của Bộ KHCN – Môi trường nhưng không đóng dấu rồi fax sang APNIC để đăng ký cho một chủ thể duy nhất.

Khi có địa chỉ tên miền rồi, Viện mới tạo lập email server đầu tiên, account (tài khoản) của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt có tên miền Việt Nam. Đây là cặp nguyên thủ quốc gia thứ 2 trên thế giới sử dụng Internet vào công việc. Cặp đầu tiên là Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống Thụy Điển Carl Bilt. Thời kỳ đó, Viện chưa có kinh nghiệm lắm về địa chỉ tên miền nên lấy địa chỉ là [email protected].

Chuyện thuyết phục mở Internet

Một trong những người đứng đầu Chính phủ chủ trì nhiều cuộc họp bàn về mở Internet; đã bày tỏ quan điểm ủng hộ, sớm đưa vào Việt Nam; là nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh. Chuyện thuyết phục trong nội bộ trước khi quyết định mở Internet cũng đầy khó khăn, bởi có nhiều luồng thông tin khác nhau. Thời đó, mở Internet ở nước ta có khó khăn về trình độ công nghệ, nhưng điều khó nhất là làm sao giải trình rõ và thuyết phục được các cơ quan có trách nhiệm về những lợi ích to lớn cho sự phát triển và khả năng quản lý được hoạt động của Internet.

Đã có nhiều lo lắng về những mặt tiêu cực, như sợ lộ bí mật; hay sẽ có nhiều kẻ lợi dụng Internet nói xấu, xuyên tạc chế độ… Ngay cả khi Chính phủ đã quyết định cho mở rồi; thì các bước đi cũng rất thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Thậm chí, Quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập; sử dụng mạng Internet ở Việt Nam kèm theo Nghị định ngày 21/3/1997 còn quy định; “Các mạng thông tin máy tính và các cơ sở dữ liệu của các cơ quan Đảng; Chính phủ, An ninh Quốc phòng không được đấu nối với mạng Internet”.

Internet

Rất mừng, các nhà khoa học của Việt Nam, nhiều cơ quan thông tin đại chúng; đã  nhận thấy sức mạnh của Internet nên tích cực ủng hộ và thúc đẩy để mở. Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh cho rằng, về mặt kỹ thuật; chúng ta có thể mở Internet sớm hơn. “Một số người mong muốn ra sớm hơn, nhưng tôi cho rằng; cần phải chuẩn bị kỹ cả về điều kiện kỹ thuật, hạ tầng, mạng lưới; nguồn nhân lực, các cơ chế chính sách quản lý; và quan trọng nhất là sự chuẩn bị về mặt tư tưởng”.

Đến tư duy “quản” theo kịp với “mở”

Sau khi Viện CNTT thử hệ thống email đầu tiên, đến năm 1995; Công ty điện toán và truyền số liệu VDC đã triển khai hệ thống truyền số liệu. Ông Vũ Hoàng Liên, Giám đốc công ty cho biết, năm 1996 VDC đã bắt đầu triển khai; dự án cung cấp Internet đầu tiên với số tiền đầu tư là 7 tỷ đồng. Đầu năm 1997, triển khai cung cấp dịch vụ cho Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài. Tạp chí Quê hương là tờ báo đầu tiên của Việt Nam được kết nối mạng Internet toàn cầu .

Internet

“Chúng tôi biết rằng, Nghị định 21 không ổn để cho Internet phát triển. Ngay từ đầu Tổng cục Bưu điện đã thấy cần phải thay đổi Nghị định này. Nhưng thuyết phục để chuyển sang tư duy quản phải theo kịp với mở rất khó khăn. Chuyển từ Nghị định 21 sang Nghị định 55 được ví như cuộc Cách mạng lần 2 thì hơi to tát. Nhưng đây thực sự là sự trăn trở và sự chuyển đổi tư duy về cơ quản quản lý nhà nước trong đổi mới. Quản lý phải theo kịp với phát  triển là đúng với các ngành chứ không riêng gì Internet.

Nguồn: Vietnamnet.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *